bet365 dk bet - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Ngôn ngữ: Việt Nam

Tin tức & sự kiện

TS. Bùi Đình Nhi đã bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm sinh học Bacferiocin giúp tăng cường bảo quản rau, củ, quả”

08 tháng 12, 2021 Ban biên tập nhà trường

Sáng ngày 8/12/2021, tại phòng 305C1 cơ sở Lâm Thao, TS. Bùi Đình Nhi đã bảo vệ thành công đề tài khoa học cấp trường năm 2021: “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm sinh học Bacferiocin giúp tăng cường bảo quản rau, củ, quả”.

Thay mặt nhóm đề tài, TS. Bùi Đình Nhi đã trình bày nội dung đề tài và rút ra kết luận: Đề tài sau khi nghiên cứu đã phân lập được 8 chủng vi sinh vật từ bề mặt của hành tây. Sau khi đánh giá hoạt tính kháng khuẩn đã lựa chọn được 2 chủng vi sinh vật có tiềm năng nhất. Bằng phương pháp giải trình tự gen 16S-rRNA với độ tương đồng trình tự gen > 99% và dựa vào các đặc tính sinh lý, sinh hóa đã xác định được tên của các chủng vi sinh vật trên là Bacillus safensis NBRC 100820 và Bacillus pumilus NBRC 12092. Đã lựa chọn được nguồn cung cấp carbon và nguồn cung cấp Nito cho việc nuôi cấy các chủng phân lập là đường sucrose và urê. Đã nghiên cứu chiết xuất bacteriocins từ các chủng phân lập được ở trên bằng 3 phương pháp khác nhau và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của chúng. Kết quả cho thấy, phương pháp dựa trên cơ sở tạo kết tủa bằng muối amoni sulfat giúp thu được bacteriocin có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất. Bacteriocin chiết xuất từ chủng Bacillus safensis có hoạt tính đối kháng cao hơn đáng kể so với các bacteriocins được chiết xuất từ chủng Bacillus pumilus. Đã tiến hành nghiên cứu tinh chế bacteriocin thu hồi được từ chủng Bacillus safensis bằng 3 loại cột sắc ký khác nhau. Trong đó, cột PhenylSepharose với chất mang kỵ nước thu được chế phẩm bacteriocin với tổng hoạt tính là cao nhất đạt 12.180 AU và nồng độ protein là 1,75 mg/mL. Đã xây dựng được quy trình tổng quát chế tạo chế phẩm bacteriocin từ rau quả với đầy đủ các thông số. Từ quy trình xây dựng được tiến hành sản xuất bacteriocin từ 1,0 L môi trường nuôi cấy ban đầu, kết quả đã thu hồi được 1,28 L chế phẩm bacteriocin sau tinh chế. Đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh vật của chế phẩm bacteriocin sau tinh chế thu hồi được. Kết quả cho thấy chế phẩm không chứa các vi sinh vật gây bệnh như E. Coli, Salmonella, S. Arueus, coliforms, nấm men và nấm mốc, đồng thời chế phẩm cũng không chứa các kim loại nặng như Hg, As, Pb, Cd. Đã xây dựng được quy trình bảo quản cà chua bằng phương pháp ngâm trong chế phẩm bacteriocin với đầy đủ các thông số. Tiến hành bảo quản cà chua dựa trên quy trình được xây dựng, kết quả cho thấy phương pháp ngâm làm tăng thời gian bảo quản cà chua lên 1,4 lần so với đối chứng. Đã xây dựng được quy trình bảo quản cà chua bằng phương pháp phun chế phẩm bacteriocin lên bề mặt với đầy đủ các thông số. Tiến hành bảo quản cà chua dựa trên quy trình được xây dựng, kết quả cho thấy phương pháp phun bề mặt làm tăng thời gian bảo quản cà chua lên 1,8 lần so với đối chứng. Đã tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm cà chua sau bảo quản. Kết quả cho thấy, trong thời gian quy định cà chua được bảo quản bằng chế phẩm sinh học không thay đổi màu sắc, mùi vị, thành phần, đồng thời các chỉ tiêu vi sinh vật, kim loại nặng và một số chất bảo vệ thực vật đều nằm trong ngưỡng cho phép.

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá là có ý nghĩa khoa học và có tính ứng dụng thực tế. Chủ tịch Hội đồng đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng để tiếp tục hoàn thiện và sớm ứng dụng vào thực tiễn trong thời gian tới. Hội đồng nghiệm thu đã nhất trí thông qua và đánh giá đề tài xếp loại Tốt./.