bet365 dk bet - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Ngôn ngữ: Việt Nam

Tin tức & sự kiện

Trung tâm Phân tích và Chế biến khoáng sản bet365 dk bet

12 tháng 10, 2021 Ban biên tập nhà trường

I. GIỚI THIỆU CHUNG

            Trung tâm Phân tích và Chế biến khoáng sản được thành lập ngày 15 tháng 09 năm 2020, trực thuộc Khoa Công nghệ hóa học và Môi trường – Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, là nơi đã có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hóa chất của Việt Nam. 

            Với đội ngũ cán bộ có trình độ cao và chuyên môn trong các lĩnh vực công nghệ hóa học, phân tích môi trường và công nghệ sinh học, các cán bộ thuộc trung tâm đã thực hiện nhiều đề tài liên quan đến phân tích quặng và khoáng sản, khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường, nghiên cứu thu nhận các hợp chất có ích từ các nguồn nguyên liệu khác nhau. Trung tâm đã và đang hợp tác với các Viện, Trung tâm nghiên cứu trong nước và các chuyên gia, các tổ chức nước ngoài trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN

            Chức năng

            Nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng các công nghệ phân tích và chế biến khoáng sản.

            Nhiệm vụ

            - Đề xuất, xây dựng, tổ chức, hợp tác thực hiện, tham gia các đề tài, đề án, dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực phân tích và chế biến khoáng sản;

            - Hướng dẫn đào tạo nghiên cứu sinh, thạc sỹ, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực hóa học, kỹ thuật hóa học, phân tích, sinh học và môi trường;

            - Tham gia nghiên cứu và xây dựng các quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ phân tích, chế biến, sử dụng khoáng sản;

            - Phân tích, gia công, kiểm tra các loại mẫu khoáng sản phục vụ công tác nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Trường;

            - Tư vấn và xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu chuyên ngành;

            - Tham gia cung cấp các dịch vụ khoa học, kỹ thuật và công nghệ về khoáng sản; hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chuyên ngành với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

            - Đề xuất, phối hợp với các đơn vị chuyên môn xây dựng các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Vilas trong phạm vi hoạt động của Trung tâm.

III. CÁC TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT

            3.1. Hệ thống phân tích quang phổ nhiễu xạ tia X

Model: D8 ADVANCE ECO

HSX: Bruker – Đức

Hệ thống thiết bị nhiễu xạ tia X D8 Advance ECO có tất các các ứng dụng của phương pháp nhiễu xạ tia X như nghiên cứu cấu trúc tinh thể, phân tích pha, độ biến dạng và độ lệch mạng... với độ nhạy, độ chính xác cao, phổ rõ nét. Dữ liệu được lưu trữ và xử lý kỹ thuật số bằng gói phần mềm tiên tiến (DIFFRAC.SUITE).

 

Tính năng thiết bị:

- Phân tích định tính pha tinh thể: Xác định sự có mặt của các pha tinh thể trong mẫu với độ nhạy cao.

- Phân tích định lượng pha tinh thể: Xác định chính xác hàm lượng các pha tinh thể có mặt trong mẫu.

- Xác định kích thước hạt tinh thể: Xác định kích thước trung bình của hạt tinh thể trong mẫu.

- Xây dựng mạng tinh thể, xác định các thông số mạng: Trên cơ sở các thông số mạng đặc trưng của pha tinh thể trong mẫu, xây dựng mô hình tinh thể.

- Ứng dụng trong phân tích các mẫu rắn, bột, màng mỏng…

3.2. Kính hiển vi điện tử quét kết hợp phổ tán sắc năng lượng tia X (SEM-EDX)

Model SEM: JSM – IT 200. HSX: JEOL – Nhật Bản

Model đầu dò: AZtecOne X-act. HSX: Oxford Instruments

Tính năng thiết bị:

+ Khảo sát hình thái bề mặt mẫu.

+ Xác định kích thước mẫu nghiên cứu, chụp ảnh với độ phóng đại 5 – 30.000 lần.

+ Phân tích sự phân bố và thành phần nguyên tố bề mặt mẫu.

3.3. Hệ thống phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC

Model: Agilent 1260.

HSX: Agilent Technologies

 

Tính năng thiết bị:

- Phân tích định tính các chất: HPLC giúp tách và định tính các chất trong hỗn hợp chất phức tạp dựa vào thời gian lưu.

- Phân tích định lượng các chất: Thành phần các chất trong hỗn hợp chất phức tạp được định lượng bằng đường chuẩn diện tích peak.

Phạm vi ứng dụng rộng: HPLC có thể phân tích được rất nhiều loại hợp chất khác nhau, phân tích các chất từ chất phân cực tới không phân cực, từ các chất bay hơi tới các chất không bay hơi, từ các chất trung tính tới các chất điện ly. Ví dụ phân tích các hợp chất thiên nhiên, các hợp chất ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu...

3.4. Thiết bị phân tích nhiệt DTA/DSC/TGA

Model: TGA PT 1600

HSX: Linseis, Đức

Tính năng thiết bị:

Thực hiện 3 phép đo đồng thời: Phân tích nhiệt vi sai (DTA), Nhiệt lượng quét vi sai (DSC) và Phân tích nhiệt-trọng lượng (TGA).

- Phân tích được tới 1.100 oC.

- Phân tích nhiệt độ thủy tinh hóa, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ kết tinh của mẫu.

- Phân tích khối lượng bị mất đi trong suốt quá trình gia nhiệt:

+ Đo hàm lượng và tốc độ thay đổi khối lượng của một vật liệu

+ Xác định hàm lượng ẩm và bay hơi của vật liệu

- Ứng dụng để xác định độ bền nhiệt của vật liệu.

3.5. Thiết bị phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Model: PnovAA 350

NSX: Analytik Jena – Đức

Tính năng thiết bị:

- Phân tích hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong thực phẩm, dược phẩm.

- Phân tích các nguyên tố độc hại, ion kim loại nặng: Asen, thủy ngân, chì, cadimi, đồng, niken, mangan…

- Phân tích hàm lượng các nguyên tố quý hiếm trong các mẫu khoáng sản.

3.6. Thiết bị quang phổ tử ngoại khả kiến hai chùm tia (UV-VIS)

Model: Halo DB 20

Hsx: Dynamica/ Thụy sỹ

- Phân tích định tính: để xác định một số chất hữu cơ bằng cách so sánh các giá trị λmax, ɛ giữa chất chuẩn và mẫu.

- Phân tích định lượng: ứng dụng rộng rãi trong phân tích định lượng các chất trong các ngành thực phẩm, môi trường, sinh học, công nghiệp.

- Trong công nghệ thực phẩm: Xác định trong các mẫu bột mì (hàm lượng Fe), mẫu thịt (phân tích hàm lượng nitrat, nitrit)...

- Trong hoá học: Hàm lượng P tổng trong mẫu phân bón, hàm lượng Ti trong mẫu sơn, hàm lượng Nd trong mẫu thủy tinh, hàm lượng Mn, Ti trong thép...

- Trong môi trường: Hàm lượng kim loại nặng (nhôm, asen, cadmi, crom, sắt, chì, mangan…), ion vô cơ (amoni, nitrat, phosphat…) trong nước và nước thải.

- Trong y dược: Hàm lượng thiomersal, nhôm, formaldehyde tồn dư, protein, phenol… trong vắc xin và sinh phẩm.

3.7. Máy quang phổ hồng ngoại biến đổi (FTIR)

Model: Cary 630 FTIR Spectrometer

Tính năng thiết bị:

- Xác định cấu trúc phân tử: Từ tần số của các peak phổ hấp thu cho phép kết luận sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử, nghĩa là số liệu hồng ngoại có thể giúp xác định cấu trúc phân tử của chất nghiên cứu.

- Nhận biết các chất: Dựa vào datebase của các chất với các tần số nhóm chức đặc trưng.

- Xác định độ tinh khiết của mẫu dựa trên sự so sánh với phổ gốc.

3.8. Thiết bị phân tích cỡ hạt tán xạ LASER

MODEL: LA-960.

HSX: HORIBA Scientific

 

Tính năng thiết bị:

- Phân tích phân bố kích thước hạt của các nguyên liệu và sản phẩm gốm sứ, xi măng, thuốc…

- Phạm vi phân tích kích thước hạt trong khoảng: 10 nm đến 3000 μm