bet365 dk bet - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Ngôn ngữ: Việt Nam

Sự kiện

Thông tin chi tiết

  • Thứ ba, 26 tháng 03, 2019 00:00:00 AM - 08:00:00 AM
  • Sự kiện này được mở cho: Tất cả mọi người
  • Miễn phí

KHOA ĐIỆN TỔ CHỨC SEMINAR ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

03 tháng 05, 2021 Ban biên tập nhà trường

Ngày 26/3/2019, khoa Điện tổ chức buổi seminar 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng động cơ AC SERVO vào điều khiển máy khoan tự động” do Th.S Lê Phong Nam làm chủ nhiệm; Đề tài “Thiết kế bộ vi điều khiển đa năng ứng dụng trong phòng thực hành kỹ thuật vi xử lý của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì” của chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Đắc Nam.

Tham dự buổi seminar có đầy đủ các đồng chí giảng viên trong khoa.

Th.S Lê Phong Nam đã thay mặt nhóm thực hiện đề tài báo cáo nội dung đề tài “Nghiên cứu ứng dụng động cơ AC SERVO vào điều khiển máy khoan tự động”. Trong đó, tác giả nhấn mạnh các vấn đề cần nghiên cứu: Lựa chọn kết cấu cơ khí cho máy khoan; Lựa chọn thiết bị truyền động và bộ điều khiển và lựa chọn phương pháp điều khiển động cơ Ac Servo. Đồng thời, chủ nhiệm đề tài nêu những kết quả đạt được của đề tài: Đã thiết kế và chế tạo được máy khoan truyền động 2 trục chính bằng động cơ AC Servo và trục dẫn động mũi bằng động cơ bước; Máy chạy được ở chế độ 2, chế độ bằng tay cho từng trục và tự động theo lập trình trước thay đổi được vị trí khoan qua giao diện điều khiển trên máy vi tính; Máy khoan có thể ứng dụng vào khoan bản mã; Chương trình tự động của máy khoan có thể ứng dụng để điều khiển các máy tự động như máy cha keo cho bản mạch, máy đột…; Hướng dẫn 4 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp.

TS. Nguyễn Đắc Nam báo cáo nội dung đề tài “Thiết kế bộ vi điều khiển đa năng ứng dụng trong phòng thực hành kỹ thuật vi xử lý của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì” và nhấn mạnh những nội dung nghiên cứu sau: Nghiên cứu lý thuyết về IC 8051 và các phần mềm mô phỏng, biên dịch Protues, KeilC; Ứng dụng IC 8051 để thiết kế bộ vi điều khiển;Thiết kế các module tương ứng với các bài thực hành như: Module điều khiển ma trận LED, Module điều khiển động cơ bước, Module điều khiển bộ chuyển đổi ADC, Module điều khiển bộ chuyển đổi DAC, Module điều khiển LED 7 thanh, Module điều khiển LED đơn; Thử nghiệm, kiểm tra sự hoạt động và tính chính xác bộ vi điều khiển đa năng và các Modle thực hành; Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hành cho các bài thực hành mẫu.

Kết quả nghiên cứu của 2 đề tài có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hành các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ngành điện, giúp sinh viên có kinh nghiệm làm nghề trong tương lai. Buổi Seminar diễn ra với không khí vui vẻ, cởi mở. Các đồng chí giảng viên tham dự đã có những ý kiến đóng góp sâu sắc, nhiều vấn đề được đưa ra trao đổi, góp ý để làm sáng tỏ, nhiều nội dung được đề cập nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện đề tài./.