Sự kiện
Thông tin chi tiết
- Thứ sáu, 05 tháng 11, 2021 00:00:00 AM - 08:00:00 AM
- Sự kiện này được mở cho: Tất cả mọi người
- Miễn phí
Khoa Kỹ thuật Phân tích tổ chức seminar đề tài khoa học cấp trường
05 tháng 11, 2021
S áng ngày 5/11/2021, tại phòng 202C2, TS. Nguyễn Thị Lan Anh và Th.S Bùi Thị Thơi đã thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày nội dung đề tài khoa học cấp trường.
Tại buổi seminar, TS. Nguyễn Thị Lan Anh đã thay mặt nhóm báo cáo nội dung đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Nghiên cứu bảo quản cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang bằng dung dịch chế phẩm Nano Bạc Chitosan”, trong đó nhấn mạnh những nội dung nghiên cứu sau: Cam sành Hàm Yên là một sản phẩm lâu đời đặc trưng của vùng đất Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Năm 2015, sản phẩm cam sành đạt “Thương hiệu vàng nông sản Việt Nam”; “Top 10 trái cây nổi tiếng và có giá trị nhất Việt Nam”… Tuy nhiên, cam sành lại dễ bị hỏng do thời tiết Việt Nam. Nhóm đề tài đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp bảo quản cam bằng cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang bằng dung dịch chế phẩm Nano Bạc Chitosan. Qua quá trình nghiên cứu đề tài đưa ra kết luận như sau: Tổng hợp được chế phẩm nano bạc-chitosan nồng độ 100 ppm. Dung dịch có đỉnh hấp thụ cực đại ở 420 nm, các hạt nano bạc-chitosan hình cầu kích thước 15 ÷ 25 nm, khá đồng đều, độ bền tốt trong thời gian 3 tháng, có khả năng kháng nấm trên vỏ quả cam sành Hàm Yên tốt với nồng độ từ 15 ppm. Xác định được nồng độ nano bạc-chitosan thích hợp để bảo quản cam sành Hàm Yên sau thu hoạch ở 25±1 oC là 20 ppm. Dung dịch ở nồng độ này có hiệu quả bảo quản cam tốt. Sau 21 ngày theo dõi, các chỉ tiêu như sự hao hụt khối lượng, tỷ lệ hư hỏng, hàm lượng đường tổng số, axit hữu cơ tổng số, hàm lượng vitamin C đảm bảo; Đề xuất được quy trình bảo quản cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang bằng dung dịch chế phẩm bạc-chitosan ở 25±1 o.
Tiếp theo buổi seminar, Th.S Bùi Thị Thơi đã thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày nội dung đề tài khoa học cấp trường: “Nghiên cứu xác định dư lượng kháng sinh Tetracyclin bằng phương pháp sắc ký lỏng HPLC trong một số mẫu thịt gà công nghiệp tại khu vực huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ”, trong đó, nhấn mạnh kết quả sau: Hiện nay, ở Huyện Phù Ninh vẫn còn tồn tại thịt gà công nghiệp còn tồn dư kháng sinh ảnh hưởng đến tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ của người tiêu dùng. Qua quá trình nghiên cứu và lấy mẫu nhóm đề tài đã kết luận trong 24 mẫu khảo sát có 7 mẫu chiếm 29,17% vượt quá giới hạn cho phép do tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi trên địa bàn vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Kiến nghị: Tăng cường kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi; Phổ biến rộng rãi các quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc sử dụng thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; Phổ biến rộng rãi các quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc sử dụng thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi.
Buổi seminar diễn ra với không khí vui vẻ, cởi mở. Các đồng chí giảng vi ên tham dự đã có những ý kiến đóng góp sâu sắc, nhiều vấn đề được đưa ra trao đổi, góp ý để làm sáng tỏ, nhiều nội dung được đề cập nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện các đề tài./.