bet365 dk bet - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Ngôn ngữ: Việt Nam

Khoa Kỹ thuật phân tích

Khoa kĩ thuật phân tích

28 tháng 05, 2021 Ban biên tập nhà trường

Tên khoa: Khoa Kỹ thuật Phân tích

1. Địa chỉ liên hệ

Khoa Kỹ thuật Phân tích – Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

Phòng 103 - Nhà C3, Cơ sở Lâm Thao - xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Email: //[email protected]

Website: //khoaphantich.finogo.com/

2. Quản Lý khoa

TS. Quản Cẩm Thúy - Trưởng khoa

TS. Nguyễn Thị Lan Anh - Phó khoa

3. Các bộ môn trực thuộc

Bộ môn Hóa Phân tích

Bộ môn Hóa lý

Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng hóa phân tích

4. Giới thiệu về khoa, chức năng, nhiệm vụ của khoa

4.1. Giới thiệu về khoa

- Quá trình thành lập

Năm 1956, thành lập bộ môn Phân tích kỹ thuật thuộc trường Trung cấp Kỹ thuật II (nay là Đại học Công nghiệp Việt Trì). Năm 1997, thành lập khoa Hóa phân tích thuộc trường Cao đẳng Hóa chất. Từ năm 2009, đổi tên thành khoa Công nghệ Kỹ thuật Phân tích. Tháng 01 năm 2011, trường được nâng cấp thành Đại học Công nghiệp Việt Trì, khoa được đổi tên thành khoa Kỹ thuật Phân tích.

- Đội ngũ giảng viên

+ Tổng số cán bộ, giảng viên: 19 người (trong đó 05 GV kiêm nhiệm).

+ Về trình độ:  Có 04 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 14 giảng viên có trình độ Thạc sĩ trong đó có 02 giảng viên đang làm NCS, 01 cử nhân.

- Cơ sở vật chất

Khoa Kỹ thuật Phân tích quản lý 09 Phòng thí nghiệm với nhiều máy móc, thiết bị phân tích hiện đại như:

+ Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

+ Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC

+ Máy quang phổ Hồng ngoại

+ Máy quang phổ tử ngoại khả kiến

+ Bộ PT sắc ký bản mỏng

+ Máy đo độ dẫn,độ mặn, nhiệt độ cầm tay …

4.2. Chức năng, nhiệm vụ của khoa

Khoa Kỹ thuật Phân tích giảng dạy các học phần Hóa lý, Hóa phân tích cho hầu hết các ngành học, cấp học trong Trường và các môn học chuyên ngành Hóa phân tích cho sinh viên của ngành do khoa đào tạo.

Giảng dạy các môn học, học phần về  Hóa lý, Hóa phân tích cơ bản, Phân tích các hợp chất vô cơ , các hợp chất  hữu cơ, Phân tích lương thực – thực phẩm, Phân tích môi trường, Kiểm nghiệm thuốc, Phân tích công cụ,… và các học phần thực hành tương ứng. Nghiên cứu khoa học và thực hiện các công tác khác được nhà trường phân công.

5. Các ngành nghề đào tạo

Khoa Kỹ thuật Phân tích đào tạo trình độ Kỹ sư và cử nhân các chuyên ngành: Hóa phân tích, Hóa lý, Hóa sinh ứng dụng, Hóa học vật liệu      .

5.1. Hóa phân tích

Đào tạo sinh viên phân tích kiểm tra trong các quá trình công nghệ hóa học, phân tích các nguyên liệu, nhiên liệu và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các ngành sản xuất; Phân tích đánh giá chất lượng môi trường; Phân tích trong công nghệ vật liệu, dược phẩm và xét nghiệm y tế, hóa mỹ phẩm, lương thực, phân tích kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm…

5.2. Hóa lý

Nghiên cứu các quá trình hóa lý ứng dụng trong sản xuất, xử lý môi trường, điện hóa và bảo vệ kim loại, năng lượng và phát triển bền vững.

5.3. Hóa sinh ứng dụng

Nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực hóa – Sinh như dinh dưỡng, thực phẩm, men tiêu hóa, cồn sinh học, ...

5.4. Hóa học vật liệu

Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các vật liệu thông dụng và tiên tiến như vật liệu nano, polime composit, vật liệu chống ăn mòn, vật liệu năng lượng mới, ...

6. Cơ hội việc làm:
6.1. Chuyên ngành Hóa phân tích

Đảm nhận công tác nghiên cứu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và áp dụng các quy trình phân tích phục vụ sản xuất.

Làm cán bộ kỹ thuật phân tích kiểm tra tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực công nghệ hóa học, thực phẩm, môi trường và công nghệ vật liệu, dược phẩm và xét nghiệm y tế, hóa mỹ phẩm, lương thực, thực phẩm,... 
Làm chuyên viên phân tích tại các phòng hoá nghiệm, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất.                      .
Làm cán bộ phân tích kiểm tra tại các trung tâm kiểm nghiệm, trung tâm quan trắc môi trường...                                                        
Làm cán bộ nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học.
Giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực Hóa học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông.

6.2. Chuyên ngành Hóa lý

Công tác trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về bộ môn Hoá học.

Công tác trong các viện nghiên cứu về các lĩnh vực như xử lý nước thải, kỹ thuật môi truờng, nhuộm, kiểm định chất lượng, lọc dầu. 

 Có thể làm việc ở các lĩnh vực liên quan như môi trường, năng lượng sạch, kiểm soát ô nhiễm, khai thác chế biến dầu mỏ và khí đốt, xăng dầu, dệt nhuộm, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, giấy, vật liệu điện tử, dược phẩm, …

Công tác trong các lĩnh vực sản xuất sản phẩm Vô cơ, Hữu cơ, Vật liệu, Điện hoá, Thực phẩm.

6.3. Chuyên ngành Hóa học vật liệu

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại phòng R&D của các công ty về sản xuất xi măng, gốm sứ, gạch, men, chất màu, vật liệu chịu lửa, kính thủy tinh, chất dẻo, chế biến cao su, vật liệu compozit, các sản phẩm gia dụng.

Công tác tại các viện nghiên cứu về vật liệu, giảng dạy Hóa học tại các trường chuyên nghiệp.

6.4. Chuyên ngành Hóa sinh ứng dụng

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm các ngành nghề mang tính ứng dụng thực tiễn như dược phẩm, lương thực - thực phẩm, mỹ phẩm hoặc các lĩnh vực khoa học như công nghệ sinh học, môi trường, địa chất, vật liệu.

Làm việc tại các viện nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Hóa sinh, hóa sinh thực nghiệm và công nghệ sinh học,

Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Hóa sinh; 

Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và triển khai các lĩnh vực về công nghệ sinh học thực phẩm trong sản xuất và đời sống dân dụng.

Làm việc tại các trung tâm kiểm định, phân tích, đánh giá chất lượng hóa sinh thực phẩm.

Giảng dạy hóa học, sinh học, hóa sinh tại các trường chuyên nghiệp.

* Sinh viên học tại khoa Kỹ thuật Phân tích được những quyền lợi sau:

Cơ hội việc làm phong phú, được cam kết giới thiệu làm phù hợp với chuyên ngành sau khi tốt nghiệp.

Có cơ hội tiếp tục học lên trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ; cơ hội đi du học Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga bằng các nguồn học bổng của chính phủ, các tổ chức, các trường ở nước ngoài,…

Được tham gia nghiên cứu khoa học trên các thiết bị phân tích hiện đại nhất hiện nay, tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ, thi Olympic Hóa học...

Thỏa sức thể hiện đam mê với các hoạt động thể thao, văn hóa, các câu lạc bộ sinh viên. Các lớp kỹ năng mềm giúp sinh viên tích lũy và phát triển các kỹ năng cần thiết như như kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình...;

Có cơ hội thăng tiến khi làm việc trong các công ty, doanh nghiệp;

7. Các nội dung khác

7.1. Nghiên cứu khoa học

Các hướng nghiên cứu hiện nay:

 Nghiên cứu biến tính các phụ phẩm của nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ lạc…) nhằm tăng khả năng hấp phụ của vật liệu để từ vật phẩm dễ kiếm, rẻ tiền tạo ra một loại vật liệu biến tính có khả năng hấp phụ tốt các kim loại nặng dùng để xử lý môi trường.

 Phân tích các chỉ tiêu trong đất (chất lượng đất) để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới chất lượng cây trồng.

 Nghiên cứu xác định hàm lượng các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Zn, Mn, Hg, …) trong các đối tượng (thực phẩm, nước và nước thải).

Quan trắc, phân tích và đánh giá chất lượng môi trường đất, nước, không khí…; Nghiên cứu phân tích kiểm tra để tiến hành các giải pháp công nghệ xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường;

Nghiên cứu phát triển quy trình phân tích mới trong quan trắc môi trường và kiểm tra chất lượng: phụ gia trong thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả, môi trường,dư lượng kháng sinh, kim loại nặng và các độc tố trong thủy hải sản,các chất ô nhiễm vô cơ hữu cơ trong nguồn nước tự nhiên và nước thải.

Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tách chiết nhằm tạo ra các sản phẩm từ thiên nhiên sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm...

7.2. Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

Các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được Khoa Kỹ thuật Phân tích tổ chức thường xuyên và liên tục nhằm đáp ứng nguyện vọng của sinh viên, tạo ra những sân chơi lành mạnh bổ ích để sinh viên trong khoa thỏa sức thể hiện đam mê, sức sáng tạo, tạo cơ hội giao lưu học hỏi giữa các sinh viên trong khoa cũng như sinh viên toàn trường.

Các hoạt động thể thao (giải bóng đá nam nữ, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông) các chương trình, hội diễn văn nghệ, hội thi cắm hoa, hội thi nấu ăn… chào mừng các ngày lễ lớn trong năm sẽ là cơ hội cho các bạn sinh viên tận hưởng quãng thời gian sinh viên đẹp nhất. Qua những hoạt động này các bạn sinh viên sẽ được trang bị và tích lũy cho mình những kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm…

Các chương trình tình nguyện của khoa và nhà trường như chương trình hiến máu nhân đạo, các hoạt động thiện nguyện hướng tới người nghèo, hỗ trợ nhân dân vùng bão lũ… cũng sẽ là cơ hội để các bạn sinh viên tham gia thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng.