bet365 dk bet - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Ngôn ngữ: Việt Nam

Khoa Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin

28 tháng 05, 2021 Ban biên tập nhà trường

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

  • Văn phòng: Số 9, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  • Điện thoại: +84 (02103) 868.126
  • Email: [email protected]
  • Website: //khoacntt.finogo.com/
  1. QUẢN LÝ KHOA
  • TS. Nguyễn Quốc Khánh Phó Khoa – Phụ trách Khoa

         + Di động: 0985.748.925        

  1. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

– Công nghệ thông tin

  1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Tiền thân của Khoa Công nghệ Thông tin là Bộ môn Tin học, ban đầu Bộ môn phụ trách giảng dạy môn Tin học đại cương, Tin học văn phòng cho sinh viên toàn trường.

Năm 1997, bắt đầu đào tạo trình độ Cao đẳng công nghệ thông tin

Năm 2001 là bộ môn trực thuộc khoa  Điện tử – tin học, Máy và thiết bị Hóa chất- Hóa dầu.

Năm 2005 thành lập Khoa Công nghệ Thông tin trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Tin học

Vào năm 2011 cùng với việc nâng cấp Trường Cao đẳng Hóa chất trở thành Trường Đại học Công nghiệp Việt trì, khoa được tách ra trở thành Khoa Công nghệ Thông tin.

Trong chặng đường phát triển, Khoa Công nghệ Thông tin đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý như:

  • Huân chương Lao động hạng ba.
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008.
  • Bằng khen của Bộ Công thương các năm 2007, 2008 và 2010.
  • Cùng nhiều giấy khen, bằng khen, cờ thi đua của Nhà trường và các đoàn thể.
  1. NHỮNG MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Công tác nghiên cứu, xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo được Khoa xác định là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế của các tổ chức, doanh nghiệp. Đội ngũ giảng viên của khoa luôn chú trọng vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức của người học.

Với quyết tâm phục vụ người học với chất lượng đào tạo tốt nhất, khoa luôn quan tâm đến công tác biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập. Đến nay 100% các môn học đều đầy đủ bài giảng và tài liệu học tập. Bên cạnh hệ thống tài liệu truyền thống, khoa đã bước đầu nghiên cứu xây dựng các hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến theo chuẩn E-learning để nâng cao chất lượng tự học của sinh viên, giúp sinh viên luôn được hỗ trợ về học tập theo các hình thức học hiện đại, hiệu quả hơn.

Cán bộ, giảng viên của khoa đều hướng đến mục tiêu đào tạo thực tế, giúp người học làm chủ các hệ thống máy móc, thiết bị. Sinh viên được đào tạo đủ khả năng để vận hành, xây dựng các hệ thống máy tính, tổ chức, quản lý và bảo vệ các hệ thống mạng doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn hiện đại;  Xây dựng, cải tiến các hệ thống phần mềm; Thiết kế, phát triển các ứng dụng cơ sở web; Nghiên cứu, áp dụng các kiến thức cao cấp về khoa học máy tính vào thực tế.

  1. CHUẨN ĐẦU RA

Hệ đào tạo chính quy

Đại học: 

+ Kiến thức

   – Đảm bảo kiến thức cơ bản về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học và nhân văn, đường lối cách mạng Việt nam, quốc phòng toàn dân;

– Có đủ kiến thức khoa học tự nhiên để học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học;

 – Nắm vững kiến thức cơ bản về Hệ thống thông tin, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin của xã hội. Xây dựng được các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ.

– Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Công nghệ phần mềm: quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm. Tổ chức thực hiện và quản lý được các công việc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế.

– Nắm vững kiến thức cơ bản về Khoa học máy tính. Đáp ứng các vấn đề về phân tích, thiết kế thuật toán, xây dựng giải pháp đặt nền tảng để giải quyết các bài toán ứng dụng trong thực tế. Thực hiện được việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin trong khoa học và xã hội.

Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về mạng máy tính, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng mạng máy tính. Có khả năng tham gia thiết kế, chế tạo, bảo trì, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng máy tính.

+ Kỹ năng

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin được đào tạo kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm thành thạo trong các lĩnh vực chính của Công nghệ thông tin, cho phép sinh viên tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới. Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ thông tin cũng được trang bị kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp.

+ Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

– Tư vấn, đề xuất giải pháp xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông, hệ thống nhúng.

– Phân tích và thiết kế, triển khai, quản trị các hệ thống thông tin cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp..

– Tổ chức, triển khai và quản lý các dự án phần mềm tại các doanh nghiệp Công nghệ thông tin, tham gia vào các công đoạn của quá trình phát triển phần mềm.

– Tham gia nghiên cứu thiết kế các hệ thống máy tính, hệ thống mạng máy tính.

– Tư vấn giải pháp mạng, thiết kế, vận hành, bảo trì các hệ thống mạng cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

– Nghiên cứu, giảng dạy công nghệ thông tin tại các đại học, học viện, viên nghiên cứu, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường dạy nghề có đào tạo công nghệ thông tin sau khi được bổ sung kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.

Cao đẳng:

+ Kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có phẩm chất chính trị; đạo đức và sức khoẻ tốt; được củng cố các kiến thức cơ bản; có kiến thức cơ sở và bổ trợ về toán – tin, hóa học, kinh tế, quản lý, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật cơ khí; có kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin; nắm vững các kiến thức chuyên ngành Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin hoặc Mạng Máy tính.

+ Kỹ năng

Đủ khả năng thực hiện những kỹ năng cốt lõi đối với chuyên viên công nghệ thông tin và thành thạo các kỹ năng chuyên ngành công nghệ thông tin; đạt chuẩn chất lượng đầu ra và có năng lực cơ bản đảm nhiệm các chức năng chuyên viên công nghệ thông tin, các quá trình nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các sản phẩm công nghệ thông tin; đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có trình độ bậc cao đẳng cho các lĩnh vực công nghệ thông tin.

+ Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

– Lập trình, tham gia xây dựng và phát triển các phần mềm ứng dụng tại các công ty, đơn vị kinh doanh phần mềm.

– Tổ chức lắp ráp máy tính và hệ thống mạng máy tính. Sử dụng các sản phẩm máy tính và công nghệ thông tin ứng dụng cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

– Làm cán bộ chuyên môn ở các doanh nghiệp lớn có các hệ thống thông tin đã được thiết lập; hoặc phụ trách các công việc có liên quan đến công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tại các bộ phận có liên quan đến công nghệ phần mềm, phân tích và thiết kế hệ thông tin, mạng máy tính.

– Làm cán bộ trợ giảng, hướng dẫn thực hành, giảng dạy công nghệ thông tin  tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường dạy nghề có đào tạo công nghệ thông tin sau khi được bổ sung kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.

  1. CƠ SỞ VẬT CHẤT

Hiện nay khoa đang quản lý hệ thống thí nghiệm, thực hành hiện đại gồm 6 phòng thực hành được chia theo chuyên ngành đào tạo với các máy tính có cấu hình và chất lượng cao cùng nhiều thiết bị phục vụ thực hành các môn học chuyên ngành. Bao gồm:

  • Phòng thực hành tin học đại cương: Hệ thống máy tính, phần mềm và các thiết bị phục vụ đào tạo các môn Tin học đại cương.
  • Phòng thực hành Tin học ứng dụng: Hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ việc thực hành các ứng dụng của Tin học thuộc nhiều lĩnh vực.
  • Phòng thực hành Công nghệ phần mềm: Hệ thống máy tính, phần mềm, công cụ thực hành các môn học chuyên ngành Công nghệ phần mềm.
  • Phòng thực hành Bảo trì, lắp ráp máy tính: Hệ thống máy tính và thiết bị đào tạo các môn học thuộc chuyên ngành Kỹ thuật máy tính.
  • Phòng thực hành Mạng: Hệ thống máy tính, máy chủ và các thiết bị kết nối, chuyển mạch để thực hành các môn học chuyên ngành Mạng máy tính và An toàn thông tin.

Các phòng học lý thuyết đều được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại, kết nối không dây qua hệ thống mạng của Nhà trường.

  1. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Với mục tiêu phát triển trở thành một khoa có chất lượng của Trường đại học Công nghiệp Việt trì, Khoa Công nghệ Thông tin luôn đặt mục tiêu phát triển công tác nghiên cứu khoa học song song với công tác giảng dạy. Hàng năm, cán bộ, giảng viên của khoa đều có các đề tài nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực. Nhiều đề tài có chất lượng đã được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng có hiệu quả tại trường.

Để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nhằm mục đích nâng cao năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, khoa luôn khuyến khích, định hướng sinh viên tham gia các dự án, các đề tài nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu của sinh viên được đánh giá tốt, có khả năng áp dụng vào thực tế như các đề tài về Công nghệ phần mềm,  Quản trị hệ thống mạng, Kỹ thuật máy tính.

Hướng nghiên cứu chính của khoa gồm:

  • Nghiên cứu thiết kế, xây dựng các hệ thống phần mềm nhiều lĩnh vực với các công cụ phát triển hiện đại
  • Nghiên cứu thiết kế các ứng dụng web và phát triển các hệ thống mã nguồn mở phục vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp
  • Nghiên cứu lắp đặt, xây dựng và quản trị các hệ thống dịch vụ mạng doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu xây dựng các hệ thống bảo mật, an ninh mạng
  • Nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức khoa học máy tính để phát triển các hệ thống thông minh nhân tạo.
  1. PHONG TRÀO VĂN HÓA, VĂN NGHỆ, TDTT

Nhằm đảm bảo cho sinh viên có sức khỏe , tinh thần và ý thức lao động tốt, các hoạt động phong trào văn thể được khoa tổ chức thường xuyên. Cơ sở vật chất dành cho việc tập luyện được trang bị đầy đủ. Hàng năm, khoa đều có các cá nhân và tập thể đoạt được các giải cao trong các cuộc thi văn nghệ, thể thao do Khoa và Nhà trường tổ chức.