bet365 dk bet - Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Ngôn ngữ: Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên

03 tháng 05, 2021

PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh (ĐH Bách khoa Hà Nội) đã tìm ra công nghệ dùng lá cây, vỏ cây... để nhuộm vải sợi bông và lụa tơ tằm thay cho phẩm màu nhân tạo.

PGS.TS Lĩnh đang thuyết trình tại buổi nghiệm thu đề tài. Trên bảng là các gam màu khác nhau, được nhuộm từ các loại lá cây, phế thải nông nghiệp

Công nghệ trên góp phần bảo vệ môi trường do không cần dùng thuốc nhuộm tổng hợp. Ngoài ra, rất dễ chuyển giao cho nông dân để sản xuất hàng thủ công, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

10 năm nghiên cứu

Con đường đến với nghiên cứu này của PGS Lĩnh bắt đầu từ năm 1996 khi bà được một số tổ chức phi chính phủ mời tham gia vào dự án giúp dân tộc thiểu số nâng cao độ bền màu của thổ cẩm. Có một thực tế là rất ít chất nhuộm tự nhiên được sử dụng để nhuộm các loại vải hiện nay, kể cả tơ tằm. Đối với đồng bào thiểu số cũng vậy, họ thường dùng chất nhuộm tổng hợp, nếu dùng chất nhuộm tự nhiên thì chủ yếu là trong cây chàm.

Là chuyên gia hoá nhuộm, trong quá trình tham gia dự án, PGS Lĩnh đã phát hiện trong thiên nhiên có sẵn các nguồn nguyên liệu làm chất nhuộm, vậy tại sao cứ phải dùng chất nhuộm tổng hợp, gây ô nhiễm môi trường? Thế là hai năm sau, bà xin đăng ký đề tài khai thác sử dụng các chất nhuộm màu tự nhiên để nhuộm vải bông, lanh và tơ tằm. Trong phòng thí nghiệm, PGS Lĩnh đã sử dụng lá bàng, lá tre, lá thiên lý, lá xà cừ, lá găng, ngải cứu, lá bạch đàn, lá chè, lá hồng xiêm, vỏ cây xà cừ... để nhuộm vải sợi bông, lanh và vải tơ tằm. Ban đầu, bà làm bằng phương pháp thủ công: nấu lá lên để lấy dung dịch màu trong lá rồi nhúng vải vào nhuộm. Trong dung dịch màu có bổ sung một số chất làm tăng khả năng lên màu, đều màu, bền màu và tạo ra các ánh màu, gam màu khác nhau. Sở dĩ PGS Lĩnh dùng phương pháp tách chiết dịch màu là vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, nếu tách chất màu trong lá rồi chế thành thuốc nhuộm tinh khiết thì sẽ rất tốn kém. Thứ hai, trong dung dịch màu có nhiều tạp chất và những tạp chất này góp phần tạo ra những gam màu trầm, tự nhiên mà không thể có được nếu dùng thuốc nhuộm tổng hợp. Dung dịch màu được tận dụng tối đa vì nước đầu tiên sẽ được dùng để nhuộm màu đậm, những nước còn lại sẽ cho các gam màu nhạt hơn.

Quy trình công nghệ hoàn chỉnh

Theo thời gian, PGS Lĩnh đã phát triển được ý tưởng về công nghệ, vừa tách dịch màu, vừa nhuộm vải trên thiết bị công nghiệp với số lượng lớn. Nguyên liệu sau khi thu gom được đưa vào bộ phận phụ trợ bên cạnh máy nhuộm để chiết dung dịch màu. Sau đó, dung dịch được đưa trực tiếp vào máy nhuộm để nhuộm vải như phương pháp nhuộm thông thường.  PGS Lĩnh cho biết lá chè già (bị vứt bỏ trên các nông trường chè), hạt lương nho (hạt cà ri sẵn có trong miền Nam), lá hồng xiêm và lá bàng là những nguồn nguyên liệu dồi dào nhất, có thể được sử dụng trong sản xuất. Mỗi loại có thể tạo ra 5 gam màu khác nhau, từ đậm tới nhạt. Còn nếu phối các gam màu của các loại lá này với nhau thì sẽ tạo ra nhiều gam màu độc đáo hơn nữa.

Vải tơ tằm nhuộm bằng chất màu chiết từ lá chè. Chúng có những gam màu khác nhau, từ đậm tới nhạt

Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm cũng khẳng định các màu tự nhiên này đặc biệt thích hợp với vải tơ tằm. Một phát hiện thú vị nữa trong quá trình nghiên cứu là lá chè có khả năng kháng nhàu cho lụa tơ tằm trong khi lá bàng và bạch đàn làm tăng khả năng kháng khuẩn cho sản phẩm.

Một số khách nước ngoài đã tìm tới PGS Lĩnh hỏi mua vải tơ tằm được nhuộm bằng chất màu tự nhiên này song bà chưa thể đáp ứng do không có vốn để triển khai sản xuất. Trăn trở duy nhất của nhà khoa học tâm huyết này là tìm được người cộng tác để ứng dụng  kết quả nghiên cứu vào sản xuất quy mô lớn, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra sản phẩm có tính sinh thái cao, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân.  Đã có một số người tìm đến hỏi về công nghệ nhuộm độc đáo này và PGS Lĩnh không ngần ngại tiết lộ bí quyết. Thế nhưng, sau đó bà không nghe tin gì về họ. Tiếc ư? Hoàn toàn không vì đối với PGS Lĩnh, hạnh phúc lớn nhất là kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào đời sống.

Theo VietNamNet