Khoa Kinh tế
Kinh tế
28 tháng 05, 2021
Tên khoa: Khoa Kinh tế
1. Địa chỉ liên hệ
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
Phòng 202 – Nhà N1, Cơ sở Việt Trì – phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
ĐT: (0210) 3 815 718
Email: [email protected]
Website: //khoakinhte.finogo.com/
2. Quản lý khoa
- ThS. NCS. Vũ Thị Phương Lan - Phó trưởng khoa (Phụ trách khoa)
- TS. Bùi Tiến Dũng - Phó trưởng khoa
3. Các bộ môn trực thuộc
- Bộ môn Kế toán
- Bộ môn Quản trị kinh doanh
4. Giới thiệu về khoa, chức năng, nhiệm vụ của khoa
4.1. Giới thiệu về khoa
- Quá trình thành lập
Khoa Kinh tế được thành lập năm 2006 (tiền thân là Bộ môn Kế toán – trực thuộc ban giám hiệu – thành lập năm 2004) nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành kinh tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đa ngành, đa nghề, khoa Kinh tế hiện đang đảm nhận đào tạo các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh.
- Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên giảng dạy của khoa được tuyển chọn theo đúng quy trình và đáp ứng chuẩn mực: Tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế, nhuần nhuyễn trong phương pháp, thân thiện và gần gũi với sinh viên.
Với chặng đường phát triển tuy chưa dài, khoa Kinh tế đã liên tục đạt được những thành tích đáng kể trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện tại, 100% đội ngũ giảng viên của khoa có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Các giảng viên được đào tạo bài bản tại các trường Đại học, Học viện lớn ở trong và ngoài nước, giảng dạy theo đúng chuyên ngành và luôn sẵn sàng đồng hành cùng sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học cũng như tiếp cận với môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Cơ sở vật chất
Với địa điểm lý tưởng được đặt ngay giữa trung tâm thành phố Việt Trì, khoa Kinh tế - trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tự hào mang đến cho sinh viên một không gian học tập lý tưởng. Các phòng học được thiết kế theo tiêu chuẩn, được trang bị đầy đủ hệ thống ánh sáng, bảng và máy chiếu hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống thư viện truyền thống và thư viện điện tử cung cấp nguồn tài liệu phong phú, đa đạng phục vụ công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên. Để nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay nhà trường đã trang bị cho ngành kế toán phòng kế toán ảo, phòng thực hành kế toán máy để sinh viên dần tiếp cận công việc thực tế, nâng cao kỹ năng thực hành.
4.2. Chức năng, nhiệm vụ của khoa
Trong quá trình phát triển, khoa Kinh tế đã và đang từng bước mở thêm các bậc học, các hệ đào tào và các ngành đào tạo khác nhau trong lĩnh vực kinh tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu của xã hội và của các tổ chức, doanh nghiệp.
Hiện nay, khoa Kinh tế đào tạo tất cả các hệ đào tạo như: đại học, cao đẳng chính quy và liên thông chính quy, liên thông vừa làm vừa học từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên đại học; đào tạo văn bằng hai, với các chuyên ngành: Kế toán tổng hợp, Kế toán Kiểm toán, Quản trị Kinh doanh tổng hợp, Quản trị Kinh doanh du lịch khách sạn.
Khoa Kinh tế không ngừng phấn đấu đạt đến những chuẩn mực cao trong những hoạt động then chốt như sau:
- Cải tiến chương trình học tập và tổ chức thực hiện các hoạt động giảng dạy, học tập, rèn luyện của sinh viên gắn liền với định hướng ứng dụng, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của xã hội. Sinh viên ra trường được các nhà tuyển dụng đánh giá đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn về lý thuyết, sinh viên còn sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán, phần mềm quản trị, thuế, bảo hiểm…
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập. Khoa có đội ngũ các thầy cô là những người có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt huyết làm công tác giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập. Các thầy cô sẽ tư vấn, trợ giúp các em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp…
5. Các ngành đào tạo
5.1. Ngành Kế toán
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp; Kế toán – kiểm toán.
5.2. Ngành Quản trị kinh doanh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp; Quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn.
6. Cơ hội việc làm
6.1. Ngành Kế toán
Sinh viên ngành Kế toán sau khi được đào tạo có nhiều cơ hội việc làm trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân. Ngoài ra, còn có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, giảng viên về kế toán, kiểm toán tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách.... Vị trí việc làm có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:
- Cán bộ kế toán trong các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Bộ phận tài chính, tài vụ tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Thu ngân tại các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, các trung tâm thương mại, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Cán bộ kế toán, tài chính, thống kê tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
- Đảm nhiệm các công việc chuyên môn về kế toán, kiểm toán trong các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Bộ phận kế toán – tài chính, tài vụ, kiểm soát nội bộ, tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý về kế toán nói riêng và về kinh tế, quản lý nói chung.
- Kiểm toán, kế toán viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
- Kiểm toán viên độc lập trong các công ty kiểm toán
- Thanh tra tài chính, kế toán tại các đơn vị thực hiện chức năng này.
6.2. Ngành Quản trị kinh doanh
Sinh viên ngành Quản trị có thể làm việc trong các phòng kế hoạch, phòng quản trị, phòng Marketing, phòng kinh doanh, phòng nhân sự của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp…đảm nhiệm các công việc liên quan đến bán hàng, xuất nhập khẩu, xây dựng thương hiệu.. Vị trí việc làm có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:
- Chuyên viên tại các phòng/ bộ phận chức năng như kinh doanh, kế hoạch, sản xuất, marketing, phát triển thị trường, hỗ trợ và giao dịch khách hàng,… trong các công ty/doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế;
- Tự tạo việc làm (tự lập doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân như phân tích, dự báo và tư vấn kinh doanh,…);
- Nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh;
- Thăng tiến đảm nhận vị trí quản lý (Hội đồng quản trị, Giám đốc, Giám đốc điều hành, …) hoặc chuyên gia cao cấp trong kinh doanh.